1. Công nghệ uốn
- Uốn máy( setting)
Đây là kỹ thuật đặc biệt phù hợp với cấu trúc tóc của người châu Á, sợi to và thô. Một sóng tóc xoăn bồng bềnh duyên dáng làm tôn nét nữ tính, dịu dàng của phụ nữ. Ngoài ra, ưu điểm của kỹ thuật uốn setting là thời gian tạo kiểu rất nhanh, dễ kiểm tra được độ mở và độ ngấm thuốc của tóc để có những điều chỉnh phù hợp. Với mái tóc uốn setting kỹ thuật số, người thợ làm tóc còn có thể chọn kiểu, kiểm soát được kiểu tóc trong suốt quá trình tạo kiểu. Cũng chính vì thời gian tạo kiểu nhanh mà kỹ thuật uốn setting thường mang đến một mái tóc với những lọn xoăn nhẹ, buông lơi rất tự nhiên, chứ không xoăn tít. “khô cứng” như phương pháp uốn lạnh thông thường.
Đi kèm với máy uốn setting là các sản phẩm uốn tóc cao cấp và chuyên biệt để giảm thiểu những tổn thương cho tóc trong suốt quá trìnhh uốn, duy trì độ đàn hồi, độ ẩm, độ bóng cho tóc.
- Uốn lạnh( cold waving)
Phương pháp này được bắt đầu sử dụng vào những năm 1938-1939 tại tiểu bang California, Mỹ. Đến những năm 1940, phương pháp này dần phổ biến ra khắp thế giới. Phương pháp này tiến hành nhanh, không cần dùng máy móc đắt tiền, và có thể dùng trong phòng với nhiệt độ bình thường (không bị phụ thuộc vào điện năng).
2. Kỹ thuật làm xoăn tóc.
Dù công nghệ, máy móc có phát triển đến đâu thì đôi bàn tay khéo léo của người thợ khi quấn tóc vào trục luôn là yếu tố quyết định tạo ra những lọn xoăn như ý.
- Cách quấn tóc
Khi kỹ thuật uốn tóc mới ra đời và chỉ áp dụng cho những mái tóc dài, người thợ làm tóc áp dụng phương pháp quấn từ sát da đầu ra ngoài đuôi tóc, quấn xoắn ốc (spiral curl) ngày nay vẫn rất được ưa chuộng. Đến khi thời trang tóc phát triển mạnh mẽ, tóc cắt kiểu phần trước ngắn phần sau dài, người thợ áp dụng phương pháp quấn từ đuôi vào da đầu (croquignol, hay tổng hợp (combination).
- Ống quấn tóc – Pern rods
Ống cuốn tóc có nhiều cỡ. Cách dùng tùy theo ý muốn lọn xoăn to hay nhỏ.
Loại thẳng, hay loại rỗng ở giữa ống cuốn ảnh hưởng tới lọn xoăn. Thường loại rỗng ch ta lọn xoăn với đuôi thật mạnh. Loại thẳng cho ta lọn xoăn đều đặn từ phần sát da đầu cho tới đuôi tóc.
Lưu ý: Khi rẽ tóc để quấn lên ống cuốn, không nên rẽ lớn hơn đường kính của ống.
- Cách chia tóc để quấn
Với sự phát triển của công nghệ làm tóc, hiện nay có nhiều kiểu chia để quấn tóc, trong đó các kiểu cơ bản sau:
– Cách chia làm 9 phần : straight back, basic 9 section, khi uốn xong lọn xoăn sẽ bồng bềnh trên đỉnh đầu.
– Cách chia tóc kiểu giống vòng hào quang (halo) 2 vòng, hay 1 vòng (single halo, double halo), tóc rẽ qua hai bên , cũng rất tiện dụng.
– Cách uốn đuôi tóc (dropped crown) khi uốn xong, phần đỉnh đầu không xoăn, chỉ đuôi tóc xoăn mà thôi.
Một trong những kỹ thuật mà người thợ làm tóc phải biết và thao tác nhiều ở salon chính là phương pháp uốn xoăn. Chỉ khi nắm vững được kỹ thuật này thì người thợ tóc mới cho ra đời những tác phẩm đẹp như ý, phục vụ nhu cầu cao của khách hàng.
Theo thời gian, phương pháp uốn tóc Permanent Waving ngày càng phát triển với nhiều công nghệ làm xoăn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu làm đẹp chính đáng của chị em. Nhưng dù làm bằng công nghệ nào thì một mái tóc xoăn đẹp, nảy được sóng tóc như ý và có độ bóng mượt, mềm mại đều dựa vào kỹ thuật dùng hóa chất, kèm theo đôi bàn tay khéo léo tác động mà thành.
3. Lựa chọn hóa chất uốn tóc
Hóa chất dùng để uốn tóc, hay nói nôm na là thuốc uốn tóc, đạt hiệu quả tốt đẹp nhờ ở hai hóa chất cần thiết, qua hai chu kỳ sửa chữa mái tóc.
– Chu kỳ thứ nhất: dùng hóa chất Permanent Lotion làm cho sợi tóc mềm nhũn ra, để có thể tạo thành lọn quăn tùy theo những ống cuốn tóc.
– Chu kỳ thứ hai: Dùng hóa chất Neutralizer làm cho sợi tóc “cứng” trở lại, để giữ y nguyên lon quăn vừa mới tạo thành.
Hóa chất uốn tóc gồm có 2 loại:
Alkaline perms: là một loại kiềm rất mạnh thường là chất amonium thioglycolate có độ pH từ 8,2-10, tác động mạnh và bền lên sợi tóc. Có tác dụng giữ lọn quăn trong thời gian dài.
Acid Balanced: có độ pH nhẹ hơn, tạo sóng xoăn nhẹ,ưu điểm của sản phẩm này là không làm tổn thương tóc nhưng cũng mất thời gian lâu hơn để có được sóng xoăn vừa ý, thường thì sẽ sử dụng nhiệt độ cao để đẩy nhanh quá trình làm xoăn của thuốc.
Lựa chọn loại thuốc uốn nào căn cứ vào các yếu tố sau:
- Độ xoăn của tóc
Sóng nhỏ, tự nhiên (dợn sóng)
Sóng vừa
Sóng to
- Tình trạng tóc hiện tại
Tóc thường
Tóc mảnh
Tóc đã qua hóa chất.
Khi dùng thuốc alkaline thường quấn tóc với ống cuốn có các đường kính nhỏ, tạo những loạn quăn nhỏ tùy thuộc vào kích cỡ của ống cuốn.
Dùng thuốc Acid, thường dùng với ống cuốn có đường kính lớn, tạo nếp dợn mềm mại.
4. Sự biến đổi của tóc
Khi uốn tóc, sợi tóc trải qua hai giai đoạn thay đổi vật lý và thay đổi hóa học. Thay đổi vật lý là các việc gội đầu, cắt tóc, quấn tóc lên ống cuốn. Thay đổi hóa học là tác dụng của thuốc uốn tóc làm tóc quăn, và thuốc ngưng tác động neutralizer giữ độ quăn của tóc.
Muốn thành công khi uốn tóc, phải hiểu rõ ràng từ lúc khởi sự quấn tóc cho tới khi tóc thấm thuốc và làm ngưng động hóa chất để giữ lọn quăn theo chiều hình dạng mới, được lâu dài.
- Tác động vật lý
Khi quấn tóc, lưu ý quấn sao cho tóc nằm yên trên ống cuốn, không bị căng kéo quá chặt, hay quá lỏng. Khi đã cuốn tóc một cách chính xác, tóc sẽ tự động dãn ra khi thuốc thấm đều trong thời gian phát triển.
- Tác động hóa học
Sợi tóc được duy trì hình dạng nhờ hai năng lực vật chất là hydrogen và sulfur. Hai năng lực này phải bị bẻ gãy trước khi thay đổi hình dạng của tóc (từ thẳng biến thành quăn).
- Thời gian phát triển( Processing)
Hóa chất cần đủ mạnh để thay đổi hình dạng sợi tóc, làm tóc trở nên mềm mại. Tác động này thay đổi hình dạng bên trong sợi tóc để tóc tùy theo đường cong của ống cuốn tóc.
- Thời gian ngưng động ( Neutralizing)
Sau khi kiểm soát, thấy tóc đã quăn vừa ý, phải thoa ngay thuốc Neutralizer làm ngưng tác động của hóa chất, làm cứng sợi tóc lại với hình dạng mới. Sau thời gian cần thiết, xả sạch thuốc trên tóc và tóc có lọn quăn mới sau khi tháo ống cuốn.
Vì lớp thứ nhì của sợi tóc (tóc có 3 lớp: biểu bì, vỏ và tủy) là nơi chứa đựng đa số những sợi liên kết gọi là Polypeptide, có màu sắc, có sức co dãn, sức hút thấm… nên nếu ta để thuốc uốn tóc quá lâu trên tóc, thuốc sẽ làm đứt luôn phần tủy tóc, làm bay màu tóc, mất sức co dãn, và có thể tiêu diệt luôn sợi tóc.
Trường hợp dùng thuốc neutralizer cũng phải thật cẩn thận, đừng để lâu hơn hạn định sẽ làm cho sợi tóc trở nên quá cứng, làm tóc bị dòn, dễ gãy. Cũng như tất cả những hóa chất khác, khi sử dụng phải tùy theo tình trạng của tóc mà dùng, ví dụ như tóc nhỏ sợi, nên dùng thuốc nhẹ hơn loại tóc to sợi.
(Ngày đăng 25/7/2016)
Bình luận